Keo cấy thép là một loại hóa chất bao gồm nhiều thành phần mà khi được pha trộn với nhau theo một tỉ lệ nhất định sẽ xảy ra phản ứng hóa học để tạo thành hợp chất đồng nhất. Keo cấy thép có công dụng chính là kết dính các bề mặt và thành phần tiếp xúc với nhau.
Ví dụ như như cốt thép với đá, cốt thép với bê tông, cốt thép với tường gạch,… hoặc giữa bulong thép với bền bê tông, nền đá,… hoặc giữa các vật liệu với nhau như tấm đá, tấm bê tông, tấm thép,… Với khả năng chịu lực và bám dính tuyệt vời, keo cấy thép đã trở thành một giải pháp an toàn và hiệu quả trong các công trình xây dựng.
Keo cấy thép có đặc tính liên kết mạnh mẽ và độ bền cao, đồng thời có khả năng chống lại các tác động của thời tiết và môi trường khắc nghiệt. Các sản phẩm keo cấy thép của Sika và các nhà sản xuất khác được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, đặc biệt là trong các công trình cầu đường, bệ tông cốt thép, các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng.
Ưu điểm của keo cấy thép
Các ưu điểm của keo cấy thép bao gồm:
Độ bám dính tốt: Keo cấy thép có khả năng bám dính rất tốt với bề mặt thép và bê tông, giúp tăng độ cứng và độ chắc chắn của kết cấu.
Khả năng chịu lực cao: Keo cấy thép giúp chuyển tải lực từ thanh thép sang bê tông, tăng độ cứng và độ chắc chắn của kết cấu.
Khả năng chống ăn mòn: Với khả năng chống ăn mòn, keo cấy thép giúp tăng độ bền và độ ổn định của kết cấu, giảm thiểu việc bảo trì và sửa chữa.
Dễ sử dụng: Keo cấy thép có thể được sử dụng bằng cách trộn hoặc sử dụng trực tiếp từ ống, dễ dàng và nhanh chóng trong quá trình thi công.
Tiết kiệm chi phí: Sử dụng keo cấy thép giúp giảm thiểu chi phí thi công và bảo trì so với các phương pháp cố định khác, đồng thời đảm bảo độ bền và độ ổn định của kết cấu.
Tại sao phương pháp cấy thép bằng keo lại được ưa chuộng sử dụng?
Khác với những phương pháp liên kết và cấy thép thông thường thì phương pháp cấy thép bằng keo thường có những ưu điểm vượt trội như sau:
1. Đảm bảo tính nguyên vẹn cùng khả năng chịu tải của cốt thép và bê tông y như ban đầu.
2. Hỗ trợ cho công tác cốp pha được diễn ra thuận tiện và tiết kiệm nguyên vật liệu hơn.
3. Tiết kiệm được thời gian thi công, giúp các công việc diễn ra nhanh chóng hơn.
4. Keo cấy thép đặc biệt phù hợp với các phương pháp thi công hiện đại như cốp pha trượt, cốp pha bay,…
5. Phù hợp khi sử dụng ở những công trình cần sửa chữa, cải tạo, nối thêm các kết cấu, liên kết mới vào liên kết cũ mà không làm thay đổi khả năng chịu trọng tải ban đầu.
Chính vì những lý do trên mà các sản phẩm keo cấy thép ngày càng được ưa chuộng.
Các tiêu chí lựa chọn keo cấy thép phù hợp mục đích sử dụng
Hiện nay, để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của các chủ thầu và kiến trúc sư khi thi công công trình thì đã có rất nhiều sản phẩm keo cấy thép được sản xuất. Chính sự đa dạng đã khiến các khách hàng gặp khó khăn trong việc lựa chọn keo cấy thép phù hợp. Dưới đây là một số tiêu chí để lựa chọn keo cấy thép phù hợp mục đích sử dụng:
– Điều kiện công trình thi công: ẩm ướt hay khô ráo.
– Cường độ kết dính và đông cứng của keo cấy thép.
– Thời gian đông cứng của keo.
– Kích thước của loại kích thước cần kết nối, vì mỗi loại keo cấy thép sẽ phù hợp với từng tấm thép có kích thước khác nhau. Ví dụ như keo Sika Anchorfix 3001 phù hợp với những loại thép có kích thước 14. 16, 18; còn keo Sikadur 731 lại phù hợp với thép có kích thước 6,8,10,12,…
– Nhiệt độ thường xuyên chính là nhiệt độ được xác định tại vị trí cấy thép. Đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chịu trọng tải cũng như độ liên kết của vật liệu với tấm cấy thép.
– Khả năng tài chính.
Ứng dụng keo cấy thép trong xây dựng
Keo cấy thép là một vật liệu rất quan trọng trong xây dựng, đặc biệt là trong các công trình cầu đường, tầng hầm, tường chắn gió, cột, sàn, trần và các công trình khác có yêu cầu về độ bền và độ chịu lực cao.
Keo cấy thép thường được sử dụng để kết nối các thanh thép với nhau hoặc gắn các cấu kiện thép vào bê tông, giúp tăng độ bền của kết cấu và ngăn chặn sự bị lún, đứt gãy hoặc bị phá hủy trong quá trình sử dụng.
Keo cấy thép cũng có thể được sử dụng để sửa chữa các vết nứt trên bề mặt bê tông, tăng cường độ bám dính giữa bê tông và thép.